6:26   Ngày 8-10-2024
Lượt truy cập
Tin tức y khoa
Bộ trưởng Bộ Y tế: Người dân sẽ được tiếp cận thuốc mới, thuốc tốt với giá cả tốt hơn
Sáng 19.11, Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày trước Quốc hội tờ trình về dự án Luật dược (sửa đổi). Bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Tiến đã trao đổi với phóng viên một số nội dung xung quanh dự án luật này.
Hiện nay có thực trạng là cùng loại thuốc nhưng có nhiều loại giá khác nhau. Luật sửa đổi có đóng góp gì để khắc phục thực trạng này?
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Việc quản lý giá rất công khai minh bạch và thực hiện theo các luật hiện hành là Luật về giá, Luật đấu thầu và thực hiện theo Nghị định hướng dẫn về đấu thầu thuốc mà Chính phủ đã ban hành. Theo đó, việc đấu thầu thuốc sẽ có một số nội dung chính sửa đổi là ưu tiên cho thuốc gốc, thuốc nội; hai là đấu thầu tập trung ở cấp quốc gia và có một số thuốc tập trung ở cấp tỉnh và sẽ ban hành danh mục thuốc tập trung đấu thầu cấp quốc gia, thuốc có hình thức mới là đàm phá giá và danh mục sản xuất trong nước, hai là có những thuốc phân quyền để đấu thầu tập trung. ở địa phương.
Về cơ quan quan lý giá, Bộ Y tế sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý giá. Tuy nhiên phân công rõ ràng trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan để thực hiện đúng luật đấu thầu và luật giá. Ở đây thay vì sử dụng tuân theo Luật phải kê khai niêm yết giá mà mặt bằng giá ngang với các nước có cùng trình độ y tế, kinh tế tương đương thì cái này không khả thi mà chúng ta phải tuân theo hai hình thức, một là theo thị trường; hai là quản lý giá một cách công khai, minh bạch với thuốc mà do NSNN cấp, ví dụ thuốc chi trả từ Quỹ BHYT và các chương trình MTQG cũng như thuốc phòng chống dịch. Như vậy nó cũng khắc phục được cơ bản là chênh lệch giá quá lớn giữa các địa phương, sẽ không có tình trạng kê khai giá một cách cao quá mức. Hình thức này sẽ công khai, minh bạch, tập hợp được để bảo đảm cung ứng đủ chất lượng và giá cả chấp nhận được, và nó hội nhập với các quy định hiện nay của các nước về quy trình quản lý giá và đấu thầu thuốc.
Có nhiều ĐB cho rằng hiện tại việc mua thuốc dễ như mua rau ngoài chợ, không cần đơn thuốc và giá cả cùng một loại thuốc có sự chênh lệch. Quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này như thế nào?
Đúng là hiện nay có thực trạng là mua thuốc không cần đơn tại tất cả các toa thuốc mặc dù luật năm 2005 đã quy định bán thuốc theo toa và mua thuốc ko có toa và đã có quy định về quy tắc thực hành các nhà thuốc. Tuy nhiên, có mấy nguyên nhân dẫn đến tình trạng ghi toa thuốc tràn lan và người dân tự tiện mua thuốc không có ghi toa.
Thứ nhất, người dân họ đơn giản, họ không muốn đi khám bệnh. Hệ thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu của mình chưa thể bao phủ đến hết người dân cho nên người dân mỗi khi có bệnh đều đến các tiệm thuốc tự mua.
Thứ hai là quy định các nhà thuốc đạt chuẩn GPP thực hành tốt bán hàng thuốc không thực hiện nghiêm luật bán hàng theo toa.
Thứ ba là cán bộ y tế, thầy thuốc cũng ghi toa một cách tương đối dễ dàng, có thể là ghi 1,2, 3 thuốc cần phải chỉ định chặt chẽ. Tình trạng này cái nguy hiểm nhất là có thể dẫn đến kháng thuốc, kháng kháng sinh mà Bộ Y tế hiện nay đang quyết liệt vào cuộc.
Trong thời gian tới, để khắc phục, Bộ lại tiếp tục ban hành quy định về bán thuốc cần phải có toa ở các quầy thuốc bán lẻ. Thứ hai là kiểm tra gắt gao, chỉ đạo các địa phương, sở y tế, các cơ quan thanh tra các địa phương thanh tra các cơ sở bán thuốc lẻ, tuyên tuyền rộng rãi đến người dân phải mua thuốc theo đơn, nếu không rất ảnh hưởng đến sức khoẻ, đặc biệt là tình trạng kháng kháng sinh.
Người dân sẽ được lợi gì khi luật dược được thông qua?
Khi luật mới được sửa đổi ban hành thì nó phải khắc phục, hạn chế được luật cũ và thích ứng với tình hình mới. Đối với doanh nghiệp dược một số thủ tục đầu tư, sản xuất, kinh doanh, buôn bán… sẽ được đơn giản hoá, người dân sẽ được tiếp cận với thuốc mới, thuốc tốt dễ dàng hơn với giá cả hợp lý hơn và chất lượng cũng sẽ tốt hơn. Và thuốc sử dụng trong khám chữa bệnh cũng được quản lý chặt chẽ hơn để tránh kháng thuốc, tránh lạm dụng thuốc. Về công nghiệp dược, đặc biệt là dược liệu, nguyên liệu làm thuốc từ dược liệu, thuốc đông y sẽ được khuyến khích phát triển, đặc biệt là thuốc nội vì luật này gắn với luật đấu thầu và luật giá để khuyến khích thuốc Việt Nam sản xuất.
Đồng thời, Bộ Y tế cũng đã phát động chương trình đề án người VN ưu tiên dung thuốc VN. Kết quả đấu thầu vừa qua BHXH cũng thông báo là tỷ lệ thuốc nội đã tang thêm gấp đôi, giá và chi phí bảo hiểm y tế cho thuốc đã giảm từ 30-35%. Sau một thời gian dài chúng ta tập trung cho việc này đã có kết quả. Bộ Y tế cũng ban hành một loạt các thong tư quản lý khá chặt chẽ giá thuốc, việc đấu thầu thuốc…